Phát triển vùng nguyên liệu để có những sản phẩm thơm ngon

Từ nguồn gen quý và thành quả lai tạo giống đậu nành, Vinasoy phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất các nhà máy, tạo ra những sản phẩm thơm ngon nhất.

“Trả ơn” hạt đậu nành Việt

Là đơn vị sản xuất những hộp sữa đậu nành đầu tiên và đi lên từ hạt đậu nành Việt, cùng với tinh thần uống nước nhớ nguồn, Vinasoy chọn hướng đi xây dựng vùng nguyên liệu đậu nành bền vững như việc làm “trả ơn” hạt đậu nành Việt. Đây là một hành động thiết thực trong bối cảnh đậu nành Việt Nam đang ngày một sa sút về năng suất, diện tích canh tác, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh với cây trồng khác và với đậu nành nhập khẩu.

Vinasoy đang tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu đậu nành trồng trong nước.

Vinasoy đang tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu đậu nành trồng trong nước.

Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) vào năm 2013 là nhằm thực hiện mục tiêu đó. Với sự giúp sức của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong giai đoạn đầu, các kỹ sư VSAC tiếp cận phương pháp di truyền phân tử để rút ngắn thời gian chọn lọc, lai tạo xuống còn 3-4 năm cho 1 giống mới, thay vì phải 8-10 năm nhưng trước đây. Từ đây, những giống đậu nành không biến đổi gen, năng suất vượt trội, kháng sâu bệnh, thích nghi với thổ nhưỡng từng vùng trồng và đặc biệt có phẩm chất quý tốt về hương vị, chất dinh dưỡng.

Vùng trồng đậu nành giống VINASOY 02-NS tại Đắk Nông.

Vùng trồng đậu nành giống VINASOY 02-NS tại Đắk Nông.

Bên cạnh nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài, các đối tác, nhà khoa học trong và ngoài nước có cùng đam mê và tâm huyết phát triển cây đậu nành Việt, hành trình nghiên cứu, phát triển giống đậu nành Việt không biến đổi gen còn được bà con nông dân ở các địa phương hưởng ứng, sự ủng hộ, đồng hành của chính quyền các địa phương nơi Vinasoy xây dựng vùng nguyên liệu.

Điều này không chỉ giúp Vinasoy từng bước chủ động được nguồn nguyên liệu mà còn góp phần vào khả năng đưa nền nông nghiệp đậu nành Việt Nam phục hưng trong tương lai.

Giống, quy trình canh tác và cơ giới hóa

Với khát vọng đó, từ khi thành lập đến nay, Vinasoy đã luôn nỗ lực tìm cách xây dựng vùng nguyên liệu trong nước. Công ty nhận định rằng có nguồn nguyên liệu chất lượng mới đảm bảo sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng.

Quan trọng hơn, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm mới của Vinasoy là nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và định hướng phát triển mở rộng trong tương lai. Theo đó, Vinasoy đang tập trung vào chiến lược bảo đảm an ninh nguyên liệu và tối ưu chất lượng nguyên liệu cho từng dòng sản phẩm.

Xây dựng vùng nguyên liệu cũng là cơ hội để Vinasoy thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội như hỗ trợ nông dân tối đa từ cung ứng giống, kỹ thuật canh tác đến bao tiêu sản phẩm, giúp người dân yên tâm sản xuất và có thêm thu nhập; đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam, nỗ lực khôi phục trở lại vùng trồng đậu nành tại Việt Nam.

Khu vực trồng khảo nghiệm giống đậu nành năng suất cao của Vinasoy.

Khu vực trồng khảo nghiệm giống đậu nành năng suất cao của Vinasoy.

Để xây dựng được vùng nguyên liệu, trước hết phải có giống tốt. Ông Lê Hoàng Duy, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) cho biết, với những nỗ lực không ngừng, đến nay, Vinasoy đã phát triển thành công 2 giống đậu nành mới là VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS. Cả 2 giống đều đã được Bộ NN-PTNT cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Trong đó, giống đậu nành VINASOY 02-NS được Bộ NN-PTNT cấp phép lưu hành sản xuất đại trà tại Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhờ có phổ thích nghi rộng, cho năng suất cao (từ 2-3,5 tấn/ha).

Mô hình thử nghiệm liên kết sản xuất đậu nành ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long.

Mô hình thử nghiệm liên kết sản xuất đậu nành ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long.

Song song với việc chọn tạo giống tốt, Vinasoy thực hiện công tác nghiên cứu quy trình canh tác chuẩn và thích hợp với điều kiện ở từng vùng sản xuất (mật độ trồng, phân bón, chăm sóc trong từng giai đoạn …).

Đồng thời, Vinasoy cũng đã đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu nành, nhất là ở khu vực ĐBSCL. Ở khu vực này, đậu nành được trồng trên đất sau vụ lúa, không làm đất, do đó cần phải phát gốc rạ trước khi gieo sạ. Vinasoy đã thành công trong việc nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa trong giai đoạn chuẩn bị đồng ruộng trước khi xuống giống như phát gốc rạ và đào đường rãnh nước. Đặc biệt, Vinasoy đã thành công trong việc hợp tác với Kobuta để phát triển máy gặt dậu nành. Ông Lê Hoàng Duy khẳng định “Nếu không có máy gặt thì gần như không thể phát triển vùng nguyên liệu đậu nành ở ĐBSCL”.

Vinasoy hợp tác với Kubota để phát triển mày gặt đậu nành. 

Vinasoy hợp tác với Kubota để phát triển mày gặt đậu nành. 

Xây dựng 4 vùng nguyên liệu

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, từ năm 2020, Vinasoy đưa giống đậu nành VINASOY 02-NS trồng khảo nghiệm trên đất lúa tại Đồng Tháp và Vĩnh Long. Kết quả cho thấy giống đậu nành này phát triển rất tốt tại các vùng đất mới ở ĐBSCL. Như vậy, cùng với các vùng nguyên liệu đã được xác lập trước đó tại Miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng, thì vùng nguyên liệu ĐBSCL giúp cây đậu nành Vinasoy phát triển được ở 4 vùng sinh thái nông nghiệp trải dài trên cả nước.

Trong vụ Xuân Hè năm 2022, Vinasoy tiếp tục thực hiện mô hình thử nghiệm liên kết với nông dân ĐBSCL ở quy mô lớn hơn. Cụ thể, thực hiện 10 ha tại ấp Tân Thới, Tân Hạnh, Long Hồ, Vĩnh Long và 5 ha tại Thị trấn Phú Lộc, Thạnh Trị, Sóc Trăng.

Việc thử nghiệm trên quy mô lớn đã cho kết quả tích cực. Ông Nguyễn Thanh Bình, nông dân ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, chia sẻ “Quá trình trồng đậu nành trên đất lúa cho thấy đậu nành dễ trồng, lại tiết kiệm được nhân công, chi phí nhờ cơ giới hóa từ làm đất tới thu hoạch. Cây đậu nành còn có ưu điểm so với lúa là sử dụng ít nước hơn, chỉ 2 lần trong cả vụ và dùng ít phân bón hơn, bằng 2/3 so với lúa”.

Ông Nguyễn Minh Thành, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Long Hồ, cho biết thêm “Một lợi ích nữa từ việc trồng đậu nành bằng giống và quy trình canh tác của Vinasoy, là sau khi thu hoạch đậu nành, trong đất vẫn còn những nốt sần của rễ cây, vỏ đậu… có tác dụng cố định đạm, qua đó, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nên cây lúa được trồng ở vụ sau đó phát triển tốt hơn”.

Theo ông Dương Bá Sơ, chuyên viên chuyển giao kỹ thuật canh tác của VSAC, ở ĐBSCL, vụ lúa cho lợi nhuận cao nhất là vụ Đông Xuân. Kết quả từ việc đưa đậu nành vào trồng trong vụ Xuân Hè ở ĐBSCL cho thấy, hiệu quả kinh tế từ cây đậu nành tương đương với cây lúa trồng trong vụ Đông Xuân, tức là cao hơn các vụ lúa còn lại.

Những lần thử nghiệm thành công là cơ sở quan trọng để Vinasoy bắt tay vào xây dựng vùng nguyên liệu đậu nành tại 4 vùng trong cả nước: Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL với tiềm năng diện tích lên tới 9.000 ha. Trong đó, với những điều kiện thuận lợi hiện có, vùng ĐBSCL được xác định sẽ là vùng nguyên liệu trọng điểm trong tương lai của Vinasoy.

Ông Lê Hoàng Duy, cho biết, qua thử nghiệm, cây đậu nành Vinasoy phù hợp với vùng đất ĐBSCL, là nơi có tiềm năng nhất để áp dụng cơ giới hóa diện rộng, giảm chi phí sản xuất, cạnh tranh được với cây trồng khác …, và có tiềm năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu lên 5.000 ha. Vì vậy, trong thời gian tới Vinasoy sẽ tập trung nguồn lực phát triển vùng nguyên liệu ở khu vực này.

Kết quả thử nghiệm trồng đậu nành trong vụ Xuân Hè ở ĐBSCL, cho thấy, luân canh cây đậu nành với lúa tại khu vực này, ngoài việc giúp tăng thu nhập cho người nông dân, còn là biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững góp phần cắt đứt nguồn lây lan của sâu bệnh trên cây lúa, bồi dưỡng đất, gia tăng năng suất cây lúa vụ sau, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất.